Tour du lịch Hạ Long 1 ngày

Vịnh Hạ Long một trong bẩy kỳ quan thiên nhiên của thế giới, là niềm tự hào của người dân Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung.

Tour du lịch Hạ Long 2 ngày 1 đêm

Đên Hạ Long bạn có thể ngắm nhìn Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước ta.

Tour du lịch Hạ Long 3 ngày 2 đêm

Bạn sẽ có cơ hội thăm những hang động đẹp nhất tại Vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới.

Wednesday, February 25, 2015

Đặc sản nem chua An Thọ - Cát Bà

Đến xã An Thọ, du khách có cơ hội được thưởng thức đặc sản nem chua của quê hương, chắc chắn sẽ khó thể quên đi hương vị chua, ngọt, thơm, mát và dậy mùi gia vị của món đặc sản thơm ngon này. Hấp dẫn hơn khi nem chua được ăn kèm với các loại rau gia vị – cũng được trồng ở vùng rau truyền thống này.

Từ lâu, nông dân xã An Thọ đã tạo ra một bí quyết riêng để làm món ăn dân dã quen thuộc nhưng hấp dẫn mang tên nem chua. Nem chua được nhiều người dân địa phương chế biến, góp phần trở thành món ăn quen thuộc vào dịp đám xá, lễ, Tết.


Nem chua An Thọ khác nem chua Thanh Hóa ở chỗ khi bỏ nem chua ra ăn thì nem An Thọ tơi phần thịt và bì, chứ không nhuyễn thành thể thống nhất như nem Thanh Hóa. Khi ăn nem chua An Thọ thì cần vắt thêm chanh và cho thêm tỏi. Nem chua An Thọ được gói cũng khác nem chua Thanh Hóa.

Sau khi đong đủ định lượng thịt và bì, người ta đem hỗn hợp đó gói bằng vỏ lá chuối ở lớp bên trong và bọc lớp giấy bên ngoài, giống như chiếc giò nhỏ, trong khi nem chua Thanh Hóa lại được gói thành quả nhỏ, vỏ ngoài vẫn bọc lá chuối.

Nem chua ngày xưa được gói cầu kỳ hơn rất nhiều, vỏ ngoài của nem được bó bằng rơm nếp thay vì lá chuối và giấy giúp nem lên men ngon và có vị thơm hơn. Vào dịp Tết, nhà nhà đều làm vài cái nem chua treo trong nhà để ăn dần trong mấy ngày Tết. Một số gia đình cũng làm nem để biếu, tặng người thân xa quê. 

Nem chua dần được coi là món không thể thay thế vào mỗi dịp lễ tết cũng như các dịp vui khác. Nhưng cũng nên cẩn thận vì ngày càng có nhiều hãng lấy thương hiệu nem chua An Thọ để quảng cảo cho sản phẩm khác kém chất lượng hơn.

Nguồn: Tổng hợp

Thursday, February 12, 2015

Điều tra hiệu quả tài nguyên nước trên các đảo tại Hạ Long

Nước ta có trên 3.000 đảo và quần đảo, hầu hết trên các đảo đều có dân sinh sống, vì vậy việc điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên nước trên các đảo, quần đảo là vô cùng quan trọng.

Ngoài lượng nước mưa, trên các đảo còn có các sông suối, ao, đầm nước ngọt. Đây là nguồn nước quan trọng cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất trên đảo trong mùa khô như: Ao Ẽch (Cát Bà), Quang Trung, Mường Sấu (Côn Đảo), Vũng Bầu, Cửa Cạn (Phú Quốc)...

Các nguồn nước chủ yếu ở đảo được quan tâm là nước mưa, nước mặt (các sông, suối, ao, hồ) và nước dưới đất.

Theo tài liệu quan trắc ở các trạm khí tượng trên đảo, lượng mưa năm ở các đảo thay đổi trong khoảng 1126 mm đến 3067 mm, nhưng phân bố rất không đều theo thời gian.

Các đảo ở phía bắc và phía nam có lượng mưa cao (trên 2000 mm) như: Cửa Ông 2250 mm, Côn Đảo 2095 mm.

Một số đảo có lượng mưa khá nhỏ là: Hòn Dấu 1495 mm, Bạch Long Vĩ 1126 mm, Phú Quý 1199 mm. Lượng mưa tại Trường Sa là 2510mm và tại Phú Quốc đạt đến 306 7mm.

Tuy nhiên, nhiều đảo có diện tích quá nhỏ nên không tồn tại sông suối, mùa khô hanh kéo dài, nếu không có biện pháp trữ nước mưa thì thiếu nước sinh hoạt là điều khó tránh khỏi.


Trên những hòn đảo tương đối lớn, có thảm thực vật che phủ, lượng nước ngầm đáng kể, bảo đảm cho các sông suối có nước chảy quanh năm dù với lưu lượng rất nhỏ, chỉ từ 1 - 5 l/s.

Hơn nữa, do không có trạm thủy văn đảo hoặc các cuộc khảo sát chi tiết nguồn nước mặt trên các đảo, nên khó có thể đánh giá đầy đủ nguồn nước mặt trên các đảo.

Trên thực tế, sông Dương Đông ở Phú Quốc có thể xem như một dòng sông đáng kể nhất trên các hòn đảo ở nước ta.

Việc phát triển kinh tế đảo gắn liền với các hoạt động khai thác nguồn nước bao gồm cả 3 dạng (nước mưa, nước mặt trong các sông suối và nước dưới đất).

Các hoạt động kinh tế, đặc biệt là du lịch, đem lại sự tăng trưởng đáng kể cho ngân sách ở Cát Bà, Tuần Châu, Phú Quốc... nhưng cũng bộc lộ những nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước dưới đất.

Vì vậy, để bảo đảm việc khai thác nước đáp ứng nhu cầu, đồng thời bảo vệ môi trường nước nói riêng và môi trường nói chung, cần phải tiến hành các hoạt động quản lý một cách hiệu quả.

Theo đánh giá của các nhà khoa học Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, trước mắt cần nhanh chóng xây dựng trạm đo mưa (hoặc trạm khí tượng) tại đảo Cù Lao Chàm, đồng thời xây dựng trạm thủy văn, quan trắc lưu lượng trên sông suối tại các đảo như Cái Bàu, Cát Bà, Phú Quốc.

Trên những dòng sông có nước chảy quanh năm có thể tiến hành đo thường xuyên. Ở những dòng sông chỉ có nước trong mùa mưa, bố trí đo đạc trong mùa giai đoạn có nước chảy và cần xác định được khoảng thời gian có nước chảy trong năm (thời điểm bắt đầu và kết thúc dòng chảy).

Cần xác định mức độ và phạm vi ảnh hưởng của thủy triều biển cũng như tình hình xâm nhập nước mặn.

Tiến hành khoan thăm dò nước dưới đất ở các đảo, chú ý các đảo không có sông suối. Đánh giá tiềm năng các nguồn nước trên các đảo và khả năng khai thác chúng thông qua phân tích, tính toán từ các số liệu quan trắc và khảo sát thu được.

Nước có vai trò thiết yếu đối với đời sống con người và mọi hoạt động kinh tế, nhưng nguồn nước ngọt trên các đảo nói chung rất hạn chế, dễ bị cạn kiệt và ô nhiễm, trước hết là nguy cơ nhiễm mặn đối với cả nước mặt và nước dưới đất nếu như lưu lượng khai thác lớn hơn khả năng phục hồi.

Chính vì vậy, phải tiến hành quy hoạch nguồn nước nhằm xác định nguồn nước giới hạn có thể đáp ứng nhu cầu của các hoạt động kinh tế chủ yếu mà không gây suy thoái, từ đó lập tổng sơ đồ khai thác tài nguyên nước cho mỗi đảo riêng biệt. 

Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường

Thursday, February 5, 2015

Hang Luồn - Hạ Long

Cách bến thuyền Du lịch Bãi Cháy khoảng 14 km về phía Nam là Hang Luồn ( toạ lạc trên đảo Bồ Hòn ) Phía trước hang là hòn Con Rùa, bên phải là Cổng Trời. Nơi đây vách đá dựng đứng, bốn mùa nước trong xanh phẳng lặng như một tấm gương soi. Sát mép nước, một chiếc cổng hình cánh cung mở ra dưới chân đảo. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Sở dĩ có tên gọi Hang Luồn bởi đây là một vòng cung núi hình tròn khép kín, ở giữa là một hồ nước xanh ngắt phẳng lặng, thông với biển bằng một đường hầm tạo ra bởi một chiếc hang mà đáy bị ngập nước. Hang Luồn dài gần 60m, nóc hang chỉ cao từ 2,5m đến 4m tùy theo con nước thủy triều. Vòm Hang có nhiều thạch nhũ đẹp và kỳ ảo vào những ngày con nước dâng cao khi đi qua Hang Luồn nhiều khi du khách phải cúi xuống để vượt qua tạo cảm giác mới lạ.

Vượt qua hang là ta đến với một hồ nước lợ trong hang được bao bọc bởi bốn mặt núi, rộng khoảng gần 1 km2. Bốn bề cây cối um tùm, vách đá cheo leo, trên đó từng bầy khỉ chạy nhảy tung tăng, những cây si cổ thụ bóng toả loà xoà, những giò phong lan buông rủ nở hoa thơm ngát và dưới mặt nước trong xanh êm đềm kia là cuộc sống sôi động của các loài sinh vật biển như tôm, cá, cua, mực…Trên các vách đá còn lưu những vỏ ốc nước ngọt đã hóa thạch, chứng tỏ nơi đây con người đã từng cư trú và ngày ấy hẳn nơi đây là một thung lũng sâu.


Do độ cao của hang chỉ giới hạn trong khoảng 2.5 – 4m vì vậy muốn thăm quan Hang Luôn thì quý khách phải chuyển sang các thuyền nan nhỏ, mỗi chiếc chở được chừng 10 đến 15 người. Cả đi vào và đi ra mất chừng 20 phút. Những hang kiểu này ở vịnh Hạ Long có không nhiều, nhưng có lẽ điều đặc sắc hấp dẫn, lôi cuốn du khách ở đây lại là cảnh sắc thiên nhiên. Đó là sự kết hợp đan xen, hài hoà giữa dáng núi, sắc nước mây trời đến từng cây cỏ, dường như không thể tìm thấy ở đây một khiếm khuyết nào của tạo hoá.

Những gần đây, Hang Luồn là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế khi đến tham quan Vịnh Hạ Long…Với khung cảnh bát ngát, những dãy núi hùng vĩ bên cạnh các hang động nối tiếp nhau sẽ làm cho du khách có một chuyến du lịch thú vị khi đến tham quan Vịnh Hạ Long.

Monday, February 2, 2015

Lễ hội Trà Cổ

Lễ hôi Trà Cổ diễn ra tại làng Trà Cổ, thị xã Móng Cái, được tổ chức bắt đầu từ ngày 30 tháng 5 đến ngày mùng 6 tháng 6 (âm lịch) hàng năm.


Cách đây gần 600 năm, người Trà Cổ đã xây dựng được ngôi đình làng để thờ các vị tổ (Thành Hoàng làng). Lễ hội tưởng nhớ đến công ơn của Thành Hoàng làng và cầu mong trời đất thần linh mang lại những điều tốt lành cho dân làng. Trà Cổ nằm ở nơi ”đặt nét bút đầu tiên để vẽ hình chữ S của bản đồ đất nước”. Trà Cổ có bãi biển đẹp lý tưởng cho du khách. Cư dân Trà Cổ vốn gốc ở Đồ Sơn. 


Đình Trà Cổ cũng là nơi thờ Quận He (Nguyễn Hữu Cầu), một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa thời Lê - Trịnh. Ngôi đình lớn đại diện cho kiến trúc đình làng của người Việt hiện nay vẫn được bảo tồn. 

Ngày 25 tháng 5 đoàn thuyền rước từ Trà Cổ về quê tổ Đồ Sơn. Ngày 30 tháng 5 thì thuyền từ Đồ Sơn quay về đến Trà Cổ. Ngày mùng 1 tháng 6, bắt đầu vào lễ hội là lễ rước Vua ra bể (còn gọi là rước vua ra miếu), với nghi thức một đội quân cầm vũ khí, cờ thần, phường bát âm, bát bửu, tiếp đến là người cầm cờ vía phải là người cường tráng trẻ đẹp và có đạo đức được làng bầu chọn từ cuối hội năm trước cùng những người khiêng kiệu. 

Sau lễ rước là cuộc thi các sản phẩm chăn nuôi trồng trọt mà biểu thị chủ yếu là thi các chú lợn mà người ta gọi là các Ông Voi. Các Ông Voi được các cai đám và dân làng chăm sóc chu đáo từ nhiều tháng trước khi vào hội.Nét độc đáo của lễ hội Trà Cổ là có hội thi làm cỗ, thi nấu ăn, ai nấu ăn giỏi đều được cả làng biết đến. 

Ngày mùng 6 là ngày kết thúc lễ hội có múa bông. Trong ngày múa bông, người ta cầu mong trời đất thần linh phù trợ cho đánh bắt được nhiều cá tôm, buôn bán phát đạt, chăn nuôi, trồng cây tươi tốt, cuộc sống ấm no.

Chia sẻ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites